Kinh nghiệm kinh doanh văn phòng cho thuê
Với điều kiện này, anh Thạo đã phải rất mệt mỏi trong việc đàm phán với người thuê nhà để đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên. Và trong thời gian giao dịch với chủ nhà, anh Thạo đã được biết câu chuyện dở khóc, dở cười.
Kinh tế khó khăn, khiến không ít doanh nghiệp phải đóng cửa, rơi vào cảnh nợ nần, phá sản. Nhiều ông chủ sẵn sàng “bùng” luôn tháng cuối của nhân viên mà không một lời giải thích. Thậm chí tiền thuê trụ sở, văn phòng cũng bị “quên” luôn khiến chủ nhà không biết kêu ai.
Mất hàng chục triệu đồng không biết kêu ai
PV đã có cuộc khảo sát nhanh tại một số nơi trên địa bàn thành phố Hà Nội. Trao đổi với cán bộ công an một phường ở Hà Nội, anh này cho biết: Thời gian gần đây có rất nhiều người dân đến trình báo về việc doanh nghiệp chạy trốn tiền thuê văn phòng, trụ sở. Các trường hợp “chạy” tiền này thường được chủ nhà phát hiện rất muộn. Hầu hết các doanh nghiệp, công ty thuê trụ sở, nếu làm ăn thua lỗ, họ thường lặng lẽ rút đi mà không thông báo với chủ nhà. Đương nhiên như vậy, số tiền còn lại của hợp đồng thuê nhà cũng bay theo gió.
Cũng theo cán bộ công an này thì trong vòng một tuần có tới ba công dân đến trình báo về việc doanh nghiệp trốn tiền nhà. Hầu hết các khoản nợ tồn đọng đều trên dưới 100 triệu đồng. Các hợp đồng này thường được ký từ một năm trở lên theo hình thức đặt cọc trước 50% giá trị hợp đồng thuê nhà. Số còn lại sẽ được đóng vào tháng cuối cùng kết thúc hợp đồng. Nhưng hầu hết các vụ việc mà công dân trình báo đều rơi vào hoàn cảnh chủ nhà chưa kịp thu nốt tiền nhà thì doanh nghiệp đã không cánh mà bay. Người dân không biết kêu ai, chỉ còn cách trình báo với cơ quan công an khu vực nơi mình sinh sống.
Cán bộ công an này cũng chia sẻ với phóng viên về một trường hợp trớ trêu của một công dân sống ở quận Cầu Giấy (Hà Nội). Anh H. cho một công ty chuyên kinh doanh sơn thuê căn nhà hai tầng rộng 80m2 với giá 12 triệu đồng/tháng. Hợp đồng thuê nhà làm theo năm một. Mỗi năm đóng tiền nhà hai lần chia thành 6 tháng đầu và 6 tháng cuối. Sau 1 năm thực hiện hợp đồng, đến giữa tháng 1 năm 2013 anh H. và doanh nghiệp đã thanh toán xong hợp đồng thuê nhà năm cũ và ký gia hạn một năm tiếp theo nhưng bên thuê chưa chưa thanh toán tiền đặt cọc cho 6 tháng tiếp mà hẹn đến tháng 6 sẽ trả. Song đến ngày 14/4 anh H. nhận được thông tin công ty kinh doanh sơn kia đã bị phá sản, người chủ doanh nghiệp đã cùng vợ vào Nam sinh sống.
Trước tình hình đó, anh H. đã đến công an phường trình báo nhưng công an phường cũng không giúp được anh ngoài việc ghi nhận vụ việc trình báo bởi họ không đủ thẩm quyền và chức năng để giải quyết. Anh H. đành ngậm ngùi tìm đến công ty luật để được tư vấn nhưng kết quả vẫn là sự thất vọng. Việc thuê nhà và cho thuê nhà thuộc hợp đồng dân sự nên chỉ có tòa án dân sự có thẩm quyền xử lý khi có đơn khiếu kiện.
Mất bò mới lo làm chuồng
Anh Thạo (một nhân viên kinh doanh bất động sản) chia sẻ câu chuyện bi hài trong quá trình tìm nhà cho khách thuê để kinh doanh. Chị K., chủ nhà hứa sẽ thưởng thêm phần trăm hoa hồng nếu anh Thạo thuyết phục được người thuê nhà đồng ý với hợp đồng do chính chủ nhà soạn. Mọi điều khoản, cam kết đều làm theo mẫu hợp đồng thuê nhà mà các công ty bất động sản đã giao dịch. Duy nhất có một điểm chủ nhà yêu cầu người thuê phải trả đầy đủ tiền thuê theo thời hạn hợp đồng.
Với điều kiện này, anh Thạo đã phải rất mệt mỏi trong việc đàm phán với người thuê nhà để đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên. Và trong thời gian giao dịch với chủ nhà, anh Thạo đã được biết câu chuyện dở khóc, dở cười.
Trước đây, chị K. cho một công ty chuyên kinh doanh về đồ dùng học sinh thuê nhà theo hợp đồng một năm. (Mỗi tháng 10 triệu đồng cho một văn phòng chung cư ở quận Ba Đình, Hà Nội rộng 60m2). Đã quá hạn hợp đồng thuê nhà 1 tháng nhưng chị K. vẫn chưa nhận được 50% số tiền thuê nhà còn lại vào tháng thứ 12. Sốt ruột, chị tìm đến đòi tiền thì mới ngã ngửa khi thấy công ty này đã không cánh mà bay từ bao giờ. Sửng sốt trước sự việc, chị tìm mọi cách để liên lạc với giám đốc công ty nhưng tất cả đều bặt vô âm tín.
Không có cách nào đòi lại quyền lợi cho mình, chị K. chỉ biết ngậm ngùi chịu số phận hẩm hiu một mình. Căn nhà chung cư đó là của bố mẹ chồng nhờ chị cho thuê dùm để lấy tiền dưỡng lão. Trong tình cảnh đó, chị K. đành phải vay mượn bạn bè để bù tiền cho bố mẹ mà không dám kể với bất cứ ai trong gia đình. Chính vì do ấy, để tránh việc bị người thuê lật kèo, bùng tiền, chị K. đã soạn ra bản hợp đồng với những điều khoản hết sức chặt chẽ nhằm “nắm đằng chuôi” cho chắc ăn.
Trước hiện tượng trên, PV đã có cuộc trao đổi với luật sư Viết Phương (Công ty luật Hà Việt), luật sư Phương cho rằng: “Trong các trường hợp này thì công an phường không có quyền hạn để giải quyết cho công dân được. Theo vụ việc cụ thể như trên, khi một bên không có khả năng thực hiện chi trả tiền thuê nhà, họ đã vi phạm vào cam kết của hợp đồng thì người kia có quyền được khiếu kiện để đòi lại quyền lợi cho mình. Theo đó, tòa án dân sự là cơ quan có đủ thẩm quyền giải quyết vụ việc này để bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người dân”.
Leave a Reply