Sáu điểm mới cốt lõi ở trong Luật Xây dựng sửa đổi

Theo đó, những quy định mới ở nội dung này sẽ xác định xoay quanh nội dung quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư xây dựng, trách nhiệm của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương.

2014 gồm 10 chương, 168 điều tăng 01 chương, 45 điều so với 2003, và có hiêu lực thi hành từ 01/01/2015.

Về Luật Xây dựng, theo lãnh đạo Bộ Xây dựng, nguyên tắc cơ bản và cũng là nội dung cốt lõi của Luật này là đổi mới phương thức và nội dung quản lý dự án, nhất là các dự án sử dụng vốn Nhà nước, khắc phục thất thoát và lãng phí, nâng cao chất lượng các công trình xây dựng.

Luật Xây dựng 2014 với nhiều điểm mới sẽ tăng cường kiểm soát, quản lý chất lượng xây dựng ở tất cả các khâu trong quá trình đầu tư xây dựng, đảm bảo công khai, minh bạch về quy trình cấp giấy phép xây dựng; khắc phục trình trạng quy hoạch chồng lấn, quy hoạch treo, đảm bảo dự án đầu tư xây dựng đúng mục tiêu, chất lượng, hiệu quả, nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước về xây dựng.
Ngày 10/7, Văn phòng Chủ tịch nước đã tổ chức họp báo về Lệnh của Chủ tịch nước công bố 11 luật và 1 nghị quyết, trong đó có được Quốc hội khóa XIII thông qua tại kỳ họp thứ 7, ngày 18/6/2014.

Thứ trướng Bộ Xây dựng Bùi Phạm Khánh cho biết: Luật xây dựng 2014 gồm 10 chương, 168 điều tăng 01 chương, 45 điều so với Luật xây dựng 2003, và có hiêu lực thi hành từ 01/01/2015 đã khắc phục những hạn chế tồn tại và có nhiều điểm mới phù hợp hơn so với Luật hiện hành.

Trong phần giới thiệu 6 nội dung “cốt lõi” của Luật xây dựng sửa đổi, Thứ trưởng Xây dựng Khánh đặc biệt nhấn mạnh đến yếu tố chống lãng phí đầu tư vốn ngân sách sẽ được siết chặt.

Thứ nhất, hiện nay đa số các dự án sử dụng vốn nhà nước đều lựa chọn áp dụng mô hình tổ chức ban quản lý dự án để trực tiếp quản lý từng dự án đầu tư xây dựng đơn lẻ. Cách làm này dẫn đến gia tăng về số lượng ban quản lý dự án, nhưng hạn chế về năng lực.

Để khắc phục, Luật đã bổ sung quy định hình thức ban quản lý chuyên nghiệp, ban quản lý khu vực đối với các công trình đầu tư công.

Không chỉ áp dụng với các dự án vốn ngân sách, những dự án chuyên ngành sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách của tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước cũng phải vận hành theo cơ chế này.

Thứ hai, Luật cũng tập trung vào vấn đề đổi mới kiểm soát, quản lý chất lượng xây dựng ở tất cả các khâu của quá trình đầu tư.

Trong đó, yêu cầu cơ quan chuyên môn về xây dựng phải tăng cường kiểm soát quá trình xây dựng trong tất cả các khâu nhằm chống thất thoát lãng phí, nâng cao chất lượng công trình xây dựng.

Theo lãnh đạo Bộ Xây dựng khắc phục tình trạng thiếu trách nhiệm trong việc quản lý dự án, trong Luật Xây dựng sửa đổi đã đưa ra 5 hình thức quản lý dự án.

Theo đó, nét đổi mới chính là yêu cầu phải thành lập các ban quản lý chuyên nghiệp, trong đó có Ban quản lý khu vực, Ban quản lý chuyên ngành thay vì trước đây các ban quản lý được thành lập chủ yếu theo từng công trình xây dựng.

“Điểm mới này sẽ giúp giảm bớt đi nhiều số lượng các ban quản lý dự án, tiết kiệm kinh phí, khắc phục tình trạng dự án kéo dài, đội giá, chất lượng kém, thất thoát…”, Thứ trưởng Khánh nói.

Thứ ba, phạm vi của Luật xây dựng điều chỉnh các hoạt động đầy tư xây dựng từ khâu quy hoạch xây dựng, lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng cho đến khảo sát, thiết kế thi công xây dựng, nghiệm thu, bàn giao bảo hành, bảo trì các công trình xây dựng.

Sự điều chỉnh này áp dụng đối với các dự án đầu tư xây dựng thuộc mọi nguồn vốn.

Theo ông Khánh, đây chính là điểm cốt lõi của Luật xây dựng sửa đổi nhằm quản lý chặt chẽ đối với các dự án sử dụng vốn nhà nước, khắc phục lãng phí thất thoát, nâng cao chất lượng công trình.

Từ phương thức này dẫn đến một loạt điều khoản quy định và quản lý. Theo đó, đặt ra vấn đề đổi mới cốt lõi thứ bốn của Luật Xây dựng sửa đổi, đó là:

Đổi mới cơ chế quản lý chi phí nhằm quản lý chặt chẽ chi phí đầu tư xây dựng từ nguồn vốn nhà nước, bảo đảm sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ từ các chủ thể tham gia qua hợp đồng xây dựng.

Năm là, thống nhất quản lý nhà nước về trật tự xây dựng thông qua việc cấp giấy phép xây dựng, bảo đảm công khai, minh bạch về quy trình, thủ tục cấp giấy phép xây dựng.

Điểm mới trong chương này chính là quy định trường hợp được miễn giấy phép xây dựng cho nhiều trường hợp, cụ thể: công trình xây dựng thuộc dự án khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; nhà ở thuộc dự án phát triển đô thị, dự án phát triển có quy mô dưới 7 tầng và tổng diện tích sản dưới 500m2.

“Đặc biệt quy định việc cấp giấy phép xây dưng sẽ được thực hiện theo cơ chế một cửa liên thông nhằm rút ngắn thời gian, tránh gây phiền hà cho dân và doanh nghiệp”, Thứ trưởng Bộ Xây dựng nhấn mạnh.

Điểm thứ sáu, Thứ trưởng Xây dựng Khánh cho biết: Luật Xây dựng sửa đổi xác định rõ trách nhiệm quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư xây dựng, phân công, phân cấp hợp lý giữa các bộ, ngành, địa phương.

Theo đó, những quy định mới ở nội dung này sẽ xác định xoay quanh nội dung quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư xây dựng, trách nhiệm của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương.

Cùng Danh Mục:

Liên Hệ Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *